Hơn lúc nào hết, người dân, người lao động là nhóm đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất. Có người mất người thân, có người mất việc làm, có người mất kế sinh nhai và rơi vào cảnh cùng trời chiếu đất. …
Không còn nghi ngờ gì nữa, Covid-19 là đại dịch của toàn cầu, là thách thức lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong suốt hàng thế kỷ qua. Bắt đầu khởi sinh những ca lây nhiễm đầu tiên từ cuối năm 2019, virus Covid đã lây lan với tốc độ chóng mặt và liên tục phát triển những biến chủng mới ngày càng nguy hiểm. Thế giới đã trải qua 4 làn sóng Covid và làn sóng sau lại càng mạnh mẽ hơn làn sóng trước. Từ các quốc gia hùng cường mạnh về kinh tế lẫn y học như Mỹ, Anh, Nga, … đến các nước nghèo khu vực châu Phi và châu Á, tất cả đều phải gồng mình chống chọi. Không ít lần thế giới đã nhóm lên hy vọng có thể dập tắt được đại dịch nhờ công nghệ vaccin mới, nhờ miễn dịch cộng đồng hoặc là nhờ chính sách phong tỏa cách ly. Nhưng như chúng ta cũng đều thấy, Covid vẫn còn đó, đại dịch vẫn lây lan. Sau hơn 2 năm kiên cường với dịch bệnh, các nền kinh tế trên thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đều đã kiệt sức. Nhiều nhà máy và doanh nghiệp đóng cửa vĩnh viễn. Hàng triệu công nhân và người lao động mất việc làm. Hàng nghìn gia đình bị ảnh hưởng về tính mạng, sức khỏe và tài chính. Những thiệt hại và mất mát suốt 2 năm qua cho người dân là vô cùng to lớn và không thể khắc phục được trong ngắn hạn.
Việt Nam như một cơ thể sống mà mỗi bộ phận trên cơ thể đó là một tỉnh thành, cứ lần lượt bị tê liệt vì Covid. Nhớ đầu năm 2021, sóng Covid trào lên ở 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang và không thể kiểm soát được sự lây lan trong các khu công nghiệp. Rồi đến Sài Gòn chìm trong sắc đỏ của phong tỏa, cách ly suốt nhiều tháng trời. Đỉnh điểm Covid làm tê tiệt nhiều tỉnh thành miền Tây Nam Bộ với số ca nhiễm mới lên đến vài chục nghìn ca mỗi ngày. Giờ đây, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc lại liên tục ghi nhận số ca F0 nhiều nhất cả nước. …
Hơn lúc nào hết, người dân, người lao động là nhóm đối tượng chịu tổn thương nhiều nhất. Có người mất người thân, có người mất việc làm, có người mất kế sinh nhai và rơi vào cảnh cùng trời chiếu đất.
Hiểu thấu và sẻ chia cùng những nỗi đau và khó khăn đó, ban lãnh đạo và công đoàn Komlife luôn trăn trở một nỗi niềm, muốn giúp đỡ được thật nhiều, thật nhiều hơn nữa. Những chuyến xe chở hàng cứu trợ đã lên đường từ nhà máy Komlife Hưng Yên tỏa đi các tỉnh thành. Trên xe có hàng nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu và sản phẩm nước giặt xả SPY, nước rửa chén Safy, Gel tắm GIVEBE,… do chính Komlife sản xuất. Hàng và người bước vào tâm dịch, phối hợp cùng mặt trận tổ quốc các địa phương, trao tặng tới tận tay người dân bị ảnh hưởng.
Trao đổi trong niềm xúc động, ông Trần Công Thắng, chủ tịch UBMTTQ tỉnh Bắc Giang cho biết: “Với người dân bây giờ cái gì cũng rất đáng quý, có doanh nghiệp tặng gạo, khẩu trang y tế, đồ xát khuẩn, có nơi tặng quần áo, có hợp tác xã nông nghiệp tặng rau xanh và trái cây, … Đây đều là những nhu yếu phẩm thiết yếu góp phần giảm gánh nặng kinh tế và giúp người dân sống sót qua những ngày tháng giãn cách đầy khó khăn….”
Bước qua một năm mới 2022 với nhiều ẩn số ở phía trước. Không biết dịch bệnh sẽ diễn biến ra sao, trẻ em liệu có yên tâm đến trường, cuộc sống liệu có trở về bình thường mới được không. Nhưng cán bộ và nhân viên nhà máy Komlife luôn ấp ủ niềm tin và hy vọng về một tương lai tươi sáng. Komlife cam kết sẽ sát cánh và đồng hành cùng cả nước vượt qua đại dịch, xây dựng cuộc sống bình thường mới với nhiều ấm no.
Xuân Nhâm Dần