(Theo http://giadinh.net.vn/ *** Đọc bài đầy đủ tại đây)
2020 là một năm khó khăn với nền kinh tế toàn cầu. Đại dịch Covid-19 kéo theo hàng loạt hàng rào phong tỏa, giới nghiêm trên khắp thế giới. Hàng loạt nhà máy đóng cửa, du lịch tạm ngưng, trường học buộc nghỉ, hàng không tê liệt dẫn đến nguy cơ về một đại suy thoái. Ngay cả những tập đoàn lớn cũng đứng trước bờ vực phá sản, thì những doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam xoay sở ra sao để tồn tại?
Tháng 5/2020, sau 22 ngày giãn cách xã hội, Việt Nam bước đầu kiểm soát được dịch bệnh. Nền kinh tế trong nước đang chuyển sang giai đoạn “bình thường mới” trong bối cảnh nhiều quốc gia lớn vẫn loay hoay đỉnh dịch. Khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ là thách thức không nhỏ cho phần lớn các doanh nghiệp lúc này. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định Covid-19 như một phép thử, sàng lọc loại bỏ tất cả những doanh nghiệp yếu, chỉ giữ lại những đơn vị làm ăn chân chính, bài bản, có quy mô và đủ nội lực. Cũng trong giai đoạn này, chính phủ cùng bộ công thương vào cuộc, liên tục đưa ra những quyết sách kèm ưu đãi nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu kép: Đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế.
Đón sóng EVFTA
Ngày 30 tháng 3 năm 2020, Hội đồng châu Âu thông qua Hiệp định EVFTA. Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội sẽ thông qua EVFTA. Từ đây, chính thức Việt Nam sẽ mở toang cánh cửa giao thương cùng cộng đồng EU. Hàng triệu doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ ưu đãi thuế quan, gỡ bỏ rào cản xuất nhập khẩu.
Từ những lĩnh vực Việt Nam có lợi thế như nông sản, thực phẩm, may mặc, hàng tiêu dùng, đến các sản phẩm điện tử, ô tô, tài chính ngân hàng, … đều được miễn giảm thuế suất.
Tuy nhiên bài toán mới đặt ra với các doanh nghiệp Việt là việc ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng, cải tiến sản phẩm nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên một đấu trường công bằng với hàng trăm ngàn đối thủ từ các quốc gia phát triển.
Không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đã trang bị cho mình những lợi thế cạnh tranh sẵn sàng đón sóng hội nhập. Ví dụ điển hình cho xu hướng này là công ty TNHH KOMLIFE Việt Nam. Với nhà máy hóa mỹ phẩm công suất 45.000 tấn đặt tại huyện Yên Mỹ tỉnh Hưng Yên, Komlife là đơn vị sở hữu và sản xuất nhiều thương hiệu nước giặt xả có tiếng trên thị trường như SPY, URA, ABBY, …
Mặc dù đã chinh phục được thị trường trong nước và chiếm một thị phần đáng kể trong lĩnh vực tẩy rửa dạng lỏng, KOMLIFE tiếp tục đặt ra mục tiêu vươn tới thị trường quốc tế. Doanh nghiệp đã hoàn thiện quy trình quản lý chất lượng và quản lý môi trường đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015.
Không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng
Tiêu chuẩn chất lượng châu Âu vô cùng khắt khe, đặc biệt là những điều kiện về môi trường và sức khỏe. Sản phẩm Việt Nam muốn thâm nhập thị trường EU, bắt buộc phải chuẩn hóa nguyên vật liệu, khép kính quy trình sản xuất, an toàn với sức khỏe và thân thiện môi trường.
Để đạt được mức độ đó, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam vừa và nhỏ bắt buộc phải đầu tư vào dây chuyền máy móc, đẩy mạnh tự động hóa và mở rộng quy mô sản xuất.
Đối với công ty TNHH Komlife Việt Nam đã đề cập ở trên, dường như sự hài lòng của khách hàng là chưa đủ. Komlife là nhà máy nước giặt rửa đi đầu trong việc đổi mới thành phần, ứng dụng nguyên vật liệu mới trong sản phẩm. Đối tác nguyên liệu của Komlife là các tập đoàn hóa chất, hương liệu đa quốc gia như Mane (Pháp), Kao (Nhật Bản), BASF (Đức), Givaudan (Thụy Sỹ), Learth (Malaysia )… Các sản phẩm nước giặt xả SPY, URA, ABBY, nước rửa chén Safy sản xuất bời Komlife cũng đạt tiêu chuẩn thân thiện môi trường, an toàn tuyệt đối với sức khỏe.
Komlife là dẫn chứng điển hình cho nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam đang từng ngày tự hoàn thiện mình, vững bước tiến vào hội nhập./