Hiện nay tỷ lệ nhân viên nhảy việc ngày càng tăng điều đó dẫn đến một bài toán khó cho các nhà quản trị nhân sự. Đòi hỏi các nhà quản trị phải có những giải pháp mới để giữ chân người lao động và tại Komlife Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ.
Sau hơn hai năm chịu tác động từ đại dịch Covid-19 và những thay đổi chóng mặt của thị trường kinh doanh, năm 2022 chứng kiến nhiều biến động về nguồn nhân lực và tổ chức trên quy mô lớn. Không chỉ dừng lại ở tình trạng nghỉ việc ồ ạt, người lao động còn sẵn sàng rời bỏ ngành nghề, chuyển đổi cách thức làm việc và đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với nhà tuyển dụng.
Kết quả khảo sát thị trường lao động nửa đầu năm 2022 của LinkedIn tại Việt Nam và Anphabe cho thấy, trào lưu nghỉ việc ồ ạt không còn là dự báo, mà đã trở thành hiện thực. Ngay cả khi tình trạng thất nghiệp phổ biến và gia tăng trên toàn thế giới do ảnh hưởng của Covid-19, từ giữa năm 2021, trào lưu nghỉ việc đã bắt đầu xuất hiện. Báo cáo của Microsoft cho thấy, có tới 42% người đi làm trên thế giới chia sẻ rằng, họ đang có ý định nghỉ việc.
Đến tháng 12/2021, khảo sát xu hướng nguồn nhân sự của Anphabe cũng cảnh báo, tình trạng này đã lan tới Việt Nam khi tỷ lệ người đi làm đang tìm kiếm công việc mới trong 6 tháng gần nhất là 58%.
Nguồn: Thống kê Anphabe
Bước sang năm 2022, nhất là sau quý I, khi đã nhận lương thưởng, những hoạt động tìm kiếm công việc mới đã nhanh chóng chuyển thành thực tế. Tỷ lệ nghỉ việc rất cao được ghi nhận tại các doanh nghiệp, cao nhất so với 3 năm trở lại đây. Trong đó, ngành pháp lý, nhân sự, marketing có tỷ lệ nghỉ việc cao nhất, lên đến hơn 40%. Đáng chú ý, người lao động càng trẻ, tỷ lệ nghỉ việc càng cao (36%).
Có thể thấy, nhiều nhân viên sẵn sàng “rời bỏ trong khoảng thời gian ngắn” nhưng cũng có không ít người dành cả thanh xuân để gắn bó đến 5 năm, 10 năm tại một công ty. Thật đáng ngưỡng mộ vì sao họ có thể gắn bó lâu dài với một công ty đến vậy.
Chia sẻ từ bà Trần Thị Huyên – GĐ Điều Hành Công ty TNHH Komlife Việt Nam “ Con người là yếu tố quan trọng trong bất cứ một tổ chức nào. Những nhà lãnh đạo giỏi phải biết cách giữ chân nhân viên của mình. Không phải lúc nào lương thưởng cũng là điều quyết định mà đôi khi nhân viên của bạn chỉ cần một lời động viên, khen ngợi và sự thấu hiểu từ lãnh đạo cũng là một điều khiến họ cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó với công ty” quả thực là như vậy.
Cán bộ nhân viên Komlife tổ chức tiệc tất niên ấm cúng
Tại Komlife Việt Nam có các cô, các bác đã gắn bó với công ty từ khi công ty mới thành lập những anh chị nhân viên gắn bó đến 5 năm, 7 năm. Vì ở đây mọi người đã cùng gây dựng nên văn hóa đoàn kết và gắn bó như anh chị em một nhà. Tình thân phát triển từ những buổi ngoại khóa làm vườn trồng rau, những bữa liên hoan tụ tập nấu nướng, những chuyến nghỉ mát, dã ngoại hàng năm,…
Có thể nói văn hóa doanh nghiệp tại Komlife Việt Nam khác hẳn những công ty khác. Tại đây kỷ luật là tự giác, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành chỉ tiêu mới là nét văn hóa nổi bật.
Con người nơi đây luôn làm việc bằng cả trái tim. Tình yêu với nhãn hàng, yêu công việc, yêu nhà máy, tâm huyết với từng sản phẩm. Cán bộ công nhân nhà máy Komlife luôn nỗ lực hết mình để cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt nhất, thành phần an toàn nhất, giá thành hợp lý nhất tới tay người tiêu dùng.
Trả lời